Om Mani Padme Hum là một câu thần chú tiếng Phạn, được xem là thần chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và là thần chú quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” tức là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”.
Om : Quy mệnh
Mani : Viên ngọc như ý
Padme : Bên trong hoa sen
Hum : Tự ngã thành tựu
Có thể dịch câu này là Om, ngọc quý trong hoa sen, Hum. (Om, to the Jewel in the Lotus, hum). Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng hoặc Án ma ni bát mê hồng.
Bạn nên biết đây là câu thần chú lâu đời và quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng.Nó được mệnh danh là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ".Đây là câu thần chú rất phổ biến và được sử dụng rất nhiều trong các nghi lễ.Nó có công năng rất lớn,lớn đến nỗi nó giúp cho hành giả trì niệm phát sanh công đức nội tâm đưa hành giả đến giác ngộ và giải thoát.Khi bạn bực tức điều gì,hãy cố gắng tập trung và thành kính trì niệm và sẽ thấy đc kết quả,vì thần chú này tượng trưng cho Từ Bi và yêu thương phá tan sân hận.
Đọc các sách Tây kể về Phật giáo ,cũng thấy các câu chú đó xuất hiện ở các nhà tu ;như các nhà tu thần bí ở Tây tạng ,muốn xử dụng pháp thuật ,đều đọc lời chú :Án ba ni bát mê hồng ấy .
Sự phiên âm của lời chú có hơi khác .Có sách Việt còn phiên âm là Ốm ma ni bát mê hồng .Còn lời phiên âm trong sách Tây thì ghi :Aum mani padme hum .(đó chính là câu mà ta phiên âm lại )..Hoặc ta phiên âm sách của Tàu ,mà sách Tây cũng phiên âm từ sách Tàu .
Một nhà Phật học ,ông Thu giang ,đã từng bảo với tôi (người dịch ):An ma ni bát mê hồng hay Aum mani padme hum chỉ là tiếng phiên âm của tiếng chuông chùa .
Thông thường người ta không giảng nghĩa thần chú, nhưng ở đây cần nói thêm là: “ngọc quý” biểu hiện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta), “hoa sen” chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên thần chú có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Om Mani Padme Hum chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới.
0 comments:
Post a Comment