Giải sấm trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 2023

 Giải sấm trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 2023 - Lời sấm ký đã hơn năm trăm năm tuổi, bây giờ ta thử giải đoạn sấm như sau:

Canh niên tân phá
Tuất Hợi phục sinh
Nhị Ngũ dư bình
Long vỹ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua tứ xứ loạn đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân Dậu niên lai kiến thái bình



Xin diễn giải như sau:

Trong câu đầu, vào hai năm có thiên can là "Canh" sang "Tân", có sự kết giao với câu thứ tư, "Long vỹ" tức đuôi rồng, có nghĩa là cuối năm Thìn. "Xà đầu" là đầu năm Tỵ. Hai câu nầy cho ta biết về thời gian xãy ra sự kiện là cuối năm Canh Thìn và đầu năm Tân Tỵ (2000 - 2001).

"Tuất Hợi phục sinh" có nghĩa là có một sự tái lập. Theo sự hiểu biết của tôi đó là cuộc chiến tranh Ý - Thổ, đã xãy ra năm Tuất sang năm Hợi (1911). Cuộc chiến nầy là ngòi nổ cho Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất (1914 - 1918). Câu nầy có nghĩa là thế chiến tái sinh, đồng thời nó cho ta biết là sự kiện 11 Tháng 9 cũng ngòi nổ cho một cuộc thế chiến: "Thế Chiến Thứ Ba".

"Nhị Ngũ dư bình": Tôi rất ngạc nhiên khi hai chữ "Nhị Ngũ" đều viết hoa, điều nầy cho ta biết đây là danh từ riêng. "Nhị" là hai, để chỉ "Tòa Nhà Song Lập", "Trung Tâm Thương Mại Thế Giới" hay "World Trade Center". Còn "Ngũ" là năm, là "Lầu Năm Góc", "Ngũ Giác Đài", hay "The Pentagon". "Dư" là địa dư hay bản đồ. "Bình" là bằng hay san bằng. Câu nầy nghĩa là "Trung Tâm Thương Mại Thế giới" và "Ngũ Giác Đài" bị san bằng. Điều nầy cho ta biết không gian xãy ra sự kiện là sự sụp đổ của hai biểu tượng kinh tế và quân sự của nước Mỹ.

"Can qua tứ xứ loạn đao binh": "Can Qua" là mâu và thuẩn hay giáo và khiên, ý nói là sau khi bị tấn công khủng bố, chiến tranh đã xãy ra khắp nơi trên thế giới: Afghanistan, Iraq, rồi Syria... Ngày nào cũng có người chết vì chiến tranh.

"Mã đề dương cước anh hùng tận": "Đề" là móng, "Mã đề" là móng ngựa hay cuối năm Mã (2026)."Cước" là chân, "Dương cước" là cuối năm Mùi (2027) thì có thể - xin dùng từ có thể vì sự việc nầy chưa xãy ra - những cường quốc kinh tế sẽ bị khánh tận hay phá sản. Trong lúc nầy thì đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành trên toàn thế giới, không biết sẽ còn kéo dài đến bao lâu, mà nếu không dứt sớm thì khánh tận hay phá sản là khó tránh khỏi. Sự sụp đổ nầy sẽ kéo theo cả nền kinh tế thế giới, và cũng có lẽ vì lý do đó ông đã dùng chữ "Anh Hùng Tận".

"Thân Dậu niên lai kiến thái bình": Là đến năm Thân sang năm Dậu (2028 - 2029) mới thấy có thái bình. Thế Chiến Thứ Ba chấm dứt thì chúng ta đã hiểu, không cần nói thêm.

Thông thường, trong sấm của ông, mỗi sự kiện thường chỉ hai câu, nhưng sự kiện 11 Tháng 9, ông dùng đến chừng ấy câu, nên ta biết đây là một sự kiện vô cùng quan trọng. Từ đây, chúng ta đã hiểu rằng, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ tiên tri những điều trong nước Việt của chúng ta mà còn ra cả thế giới nữa. Xưa giờ chúng ta vẫn nghĩ trên thế giới nầy chỉ có hai nhà tiên tri lỗi lạc là Nostradamus và Vanga, nhưng giờ thì thiên tài của ông đã được chứng minh, vinh hạnh thay một người con nước Việt.

Một điều quan trọng hơn nữa cho ta biết định mệnh là có thật. Sự kiện 11 Tháng 9 là một chứng minh. Hơn năm trăm năm sau, lời tiên tri của ông mới thực sự xãy ra. Số phận Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, Ngũ Giác Đài, và từng con người có mặt ở Manhatan, New York vào buổi sáng hôm đó, đã được định sẵn. Tất cả mọi thứ trong thế giới nầy, hay những thế giới khác đều phải tuân theo một định luật tự nhiên, đó là LUẬT NHÂN QUẢ (THE LAW OF CAUSE AND EFFECT). Không ai được ở trên và cũng chẳng ai được ở ngoài, không có ngoại lệ. Xa hơn nữa, những gì có trong vũ trụ nầy, người hay vật, từ vật chất thiên tạo - hòn đá hay thân cây, đến những vật chất do con người tạo ra - đền đài, nhà cửa, xe cộ, máy móc... cũng đều có định mệnh riêng của nó.

Sẽ rất sai lầm khi ai đó cho rằng chết là hết. Những người nầy thường rất bàng quan, vô tâm, sống một cuộc sống không định hướng và vô nghĩa, tự gây khổ đau cho bản thân và còn làm phương hại đến người khác. Xin thưa rằng, sự chết chỉ là một sự chuyển đổi theo đúng quy luật vận hành và sự luân hồi của vũ trụ. Tại trái đất, nơi chúng ta đang sống, một năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, thì tất cả những sự sống cũng phải đều tuân theo định luật tự nhiên: Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Chết đi là sẽ sống lại một kiếp khác, tốt hay xấu, nghèo hay giàu, khổ đau hay hạnh phúc, đều hoàn toàn tùy thuộc vào kiếp nầy hay những kiếp trước. Đó là sự công bằng tuyệt nhiên của trời đất. Vậy ta hãy sống tốt kiếp nầy, sống tốt với mọi người, để một khi trở lại, ta sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tác giá: Văn Lang

0 comments:

Post a Comment