Chiều không gian thứ 4 (không gian của linh hồn) “Việc nghiên cứu về chiều đo thứ tư dường như đưa thẳng ta tới Thần Bí Học”, cho nên thật khó có hi vọng con người với nền khoa học hiện tại, mà tìm kiếm được đường vào không gian thứ 4. Chỉ có “vứt bỏ bản ngã”, “đặt căn cứ và bắt rễ nơi tình thương, có thể cùng với chư thánh hiểu được thế nào là chiều rộng, chiều dài, chiều sâu và chiều cao”
Hàng ngày, tôi và bạn cùng nhìn ngắm ánh sáng mặt trời ló dạng từ đằng đông, những tia nắng vàng đỏ xuyên qua từng tầng mây, sưởi ấm và lo toan cuộc sống của muôn loài. Ai mà không yêu dòng sông nước trong xanh thong thả rong chơi, nâng niu từng đàn tôm cá vào lòng, cất tiếng hát ầu ơ, dưỡng dục thành hình. Bên kia bờ, dăm ba chòm cây phơi mình trong nắng sớm, sau buổi tắm sương với vòi sen của đất trời.
Vậy là, điều tồn tại xung quanh ta, trước mắt ta, được khoa học gọi là không gian ba chiều. Nhưng, liệu ngoài những thứ ta đụng chạm, ta nâng niu hàng ngày kia ra, còn có chiều không gian thứ tư, hay thứ năm nào nữa hay không? Vì sao, trong giấc mơ, đôi khi tôi lại thấy mình đi lạc vào nơi không thấy tồn tại trên cõi trần này. Đấy là, tôi hả hê trong ngôi nhà dát vàng óng ánh, hay bay lơ lững trong không gian với cảm giác sung sướng thanh thảng tột cùng. Và khi tỉnh giấc rồi, tôi mường tượng mình vừa trải nghiệm qua một điều gì, chứ chẳng phải mơ. Có phải chăng, với tôi thực và mơ đã trộn lẫn vào nhau rồi?
Nhưng lạ lùng thay, những cuộc lên đồng, gọi hồn người chết, tìm mộ liệt sĩ, xãy ra rầm rộ ở đất nước ta trong thời gian vừa qua, lại không phải là một cơn mê sảng. Thực tại hiện hình kia, vội vã gây nhiều tranh cãi ở khắp nơi. Những lý lẽ bác bỏ cho rằng, thầy đồng giở trò bịp đằng sau tấm màn huyền bí; hay đấy là cơn điên loạn của trào mê tín dị đoan còn tồn tại từ thời con người “ăn lông ở lổ”. Nhưng vậy ai đủ khả năng bác bỏ sự tồn tại linh hồn người sau khi chết, khi mà niềm tin đó đã tồn tại từ lâu lắm với những người theo duy linh thuyết, hay Phật giáo.
Linh hồn tồn tại. Nhưng họ sống ở đâu, thiên đàng hay địa ngục. Thiên đàng, phải chăng được xây dựng trong những tầng mây màu sắc, trên bầu trời thăm thẳm kia? Hay là vương ra tận ngoài không gian vũ trụ xa tít, trên một hành tinh trôi nổi bồng bền trong Thái dương hệ mông mênh, mà chẳng có họng kính viễn vọng tối tân nào có một giây cơ hội nhìn thấy nó. Và địa ngục, liệu có phải cư ngụ dưới lòng đất ngầm sâu thẳm tối tăm, có khi, vào tận bên trong lõi địa cầu đang sôi sùng sục, nơi chưa một mũi khoan nào của con người xuyên tới được. Hay là nó ở Becmuda, cánh cửa vào âm ti, vùng cấm địa đã nuốt chửng rất nhiều thuyền bè, phi cơ, của con người trên thế giới.
Như vậy, thực sự tồn tại một chiều không gian khác ngoài những chiều không gian hiện tại. Giới khoa học đang xét lại, và cũng bắt đầu nghiên cứu và tiến đến nhìn nhận điều này.
Bà Lisa Randall trong quá trình thí nghiệm về hạt cơ bản, bất ngờ phát hiện thấy có những hạt bổng dưng hô biến. Bà liền đưa giả thuyết: “Tôi cho rằng trên Trái đất có tồn tại không gian chiều thứ 5. Nếu giả thiết này là đúng thì thực ra các không gian khác không ở xa chúng ta, thậm chí có thể nói chúng ở cách ta trong gang tấc. Chỉ có điều chúng ẩn giấu rất khéo cho nên ta không nhìn thấy mà thôi.”
Các thuyết lý thuyết vật lý hiện đại, như thuyết String, cho rằng. Ở các khoảng không gian cực hẹp (cấp độ nanomét), không gian sẽ bị “cuộn” lại trong các chiều khác (có thể là chiều thứ 4, thứ 5 hoặc nhiều hơn). Điều này sẽ làm thay đổi lực hấp dẫn giữa các vật thể trong không gian đó. Vì thế, nếu người ta xây dựng được một thí nghiệm để chỉ ra sự thay đổi này của lực hấp dẫn, thì người ta có thể kết luận rằng, có chiều không gian thứ 4.
Tại Đại học Duke và Rutgers, các nhà khoa học cùng hợp sức phát triển một mô hình toán học, mà họ cho rằng sẽ giúp các nhà thiên văn học thử nghiệm định luật hấp dẫn trong không gian 5 chiều đo, để đối chiếu với Thuyết tương đối tổng quát của của Anh-xtanh. Lý thuyết này cho rằng, vũ trụ hiện tại là một màng (braneworld) nằm trong một vũ trụ lớn hơn, giống như một sợi tảo mỏng nổi trên đại dương. Vũ trụ màng có 5 chiều: 4 chiều không gian, 1 chiều thời gian; so với 3 chiều không gian, 1 chiều thời gian của Thuyết tương đối tổng quát. Họ còn nói, “nó sẽ làm đảo lộn các lý thuyết hiện tại. Nó sẽ xác nhận rằng còn có một chiều thứ 4 của không gian, và nó sẽ tạo ra một sự thay đổi về triết học trong hiểu biết của chúng ta về thế giới tự nhiên”.
Hội Thông Thiên Học thông qua việc tập hợp các tài liệu tôn giáo cổ xưa và thực hành khoa yoga, đã cho rằng, trong không gian tồn tại ít nhất 7 chiều đo. Cõi Trung giới có 4 chiều đo, cõi Trí tuệ có 5 chiều đo và cõi Bồ đề có 6 chiều đo. Mỗi cõi này được cấu tạo bằng những vật chất khác nhau, cho nên, người ở cõi dưới không thể thấy được vật chất ở các cõi cao hơn.
Các chiều đo này tồn tại cùng một nơi, nghĩa là có 7 chiều đo ở trong một không gian. Sự khác nhau “là do tầm nhận thức hạn hẹp” của con người với sự vật, và “thời gian thực ra không phải là chiều đo thứ tư” như Thuyết tương đối tổng quát trình bày.
“Việc nghiên cứu về chiều đo thứ tư dường như đưa thẳng ta tới Thần Bí Học”, cho nên thật khó có hi vọng con người với nền khoa học hiện tại, mà tìm kiếm được đường vào không gian thứ 4. Chỉ có “vứt bỏ bản ngã”, “đặt căn cứ và bắt rễ nơi tình thương, có thể cùng với chư thánh hiểu được thế nào là chiều rộng, chiều dài, chiều sâu và chiều cao”.
Nói theo Duy linh thuyết của nhân gian, cõi âm, tức là chiều không gian thứ 4 mà khoa học đang tìm kiếm. Cõi này Thông Thiên Học gọi là Trung giới. Và con người chúng ta, dầu còn sống hay đã chết, đều đã bước đi trên đó ít nhiều. Người chết chuyển hẳn sang cõi đó, và người sống thì phiêu bồng bên ấy trong giấc ngủ – mà ta thường gọi là mộng mị hay giấc mơ.
ĐỖ BẤT NHỊ
Diễn Đàn Nhân Điện và Tâm Linh
0 comments:
Post a Comment