Ngọa thiền - Thiền Nằm hay Thở Nằm Xả Trược của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Nghiêm chỉnh thực hành thì tốn lối 8 tới 10 phút cho mỗi lần tập, nhưng thường thì ngủ quên hoài. Lưu ý là người chưa khai mở huyệt Bách Hội ở trên đầu thì chỉ tập pháp nầy cho đến khi nếu bộ đầu bị đau nhức thường xuyên thì bỏ. Nghỉ một thời gian cho hết đau rồi lại tập tiếp. Nếu có một phương pháp nào tập kèm theo để khai mở Thiên Môn, hoặc giả có duyên nhờ được ai khai dùm cho, hoặc huyệt Bá Hội trên đầu đã lõm xuống, thì nên tập pháp nầy còn không thì ráng chịu đau đầu một chút. Khi bỏ thôi tập thì hết đau. Khi bộ đầu khai mở được rồi thì hết đau luôn. Ai cũng chịu khó khăn nầy, không kiếp nầy thì kiếp trước đây, dở rồi hóa hay. Chẳng ai sinh ra là thành Tiên hóa Phật liền đâu.
a)- Công dụng: Hóa giải điển trược và điển bịnh, cũng như Tà khí, độc khí trong bản thể (cho người có bịnh Tà). Thứ hai là điều hòa Tâm-thần, điều hòa nhiệt lượng nóng quá hay lạnh quá. Thứ ba là trị các bịnh bướu ngoại hay ung-thư nhẹ. Thứ tư là giải bịnh táo bón, cho tiêu hóa nhuận trường. Thứ năm là giải bịnh mất ngủ, khó ngủ. Thứ sáu người lớn làm được rồi thì chỉ cho trẻ con khi bị cảm, ấm đầu sổ mũi do thay đổi thời tiết. Nên uống một ly nước ấm rồi trùm mền lại kín mà tập nhiều vòng cho tới khi xuất được mồ hôi ra thì giải cảm. Mỗi ngày nếu chịu khó nhắc cho chúng tập vào trước mỗi bữa cơm, trước khi đi ngủ, khi mới thức dậy một thời gian thì chống được bịnh tật do thời tiết và người chung quanh lây sang, mới giữ hạnh phúc gia đình vững.
b) Kỹ Thuật Thở Nằm: uống một ly nước ấm trước khi tập nếu là mùa Đông còn Hè thì nước mát, đắp mền kín được thì càng tốt. Nằm duỗi tay chơn theo chiều dọc thân người cho thoải mái. Mắt nhắm lại, miệng ngậm lại bình thường, chỉ có đầu lưỡi co lên chân hàm răng trên. Hai tay thì bắt ấn Hỏa. Đây là phương pháp thở bụng nằm. Lúc đầu tiên phải duỗi chơn tay thẳng ra tập. Cho tới khi cảm thấy điện chạy xuống tỏa ra ở lòng bàn chơn được rồi mới bắt đầu co hai chơn dựng đầu gối lên như hình vẽ dưới đây để đem máu về bảo vệ hai cái thận.
c)- Cách đếm hơi thở: Hít hơi vô phình bụng, thở hơi ra xệp bụng, không cho ngực rung động. Hít vô thở ra xong đếm 1, hít vô thở ra đếm 2, đếm cho tới 12 nghỉ ở đây lối 5 hay 10 giây. Trong lúc nghỉ nầy giữ nguyên tư thế lúc đầu, tay vẫn bắt Ấn. Rồi tiếp tục hít vô thở ra đếm 1, hít vô thở ra đếm 2, đếm cho tới 11 lại nghỉ như vừa rồi. Bây giờ lại hít thở trở lại đếm tới 10 thì nghỉ, rồi đếm tới 9 nghỉ, 8 nghỉ, 7 nghỉ, và nghỉ xuống mãi tới 6, 5, 4, 3, 2, 1 là xong một lần tập. Còn thì giờ thì tập thêm nữa. Hơi thở phải nhẹ nhàng, không cố hít vô nhiều quá.
d)- Trạng thái xảy ra trong lúc tập:
Ai đã bị Thiêng Liêng vô ra phiền toái (có nơi gọi là Ma nhập hay Điển nhập, có người dựa hay thần kinh giả) mà muốn Tu thì phải cương quyết tập cho bằng được Pháp Thở nằm nầy thì mới mong họ để yên cho mà Tu Hành. Nếu ai ở trong hoàn cảnh nầy thì phải cương quyết lắm mới làm chủ lại được bản thể. Khuyên họ ra ngoài rồi cùng tu chứ không đuổi họ, nhớ phải độ cho họ mới xong. Hiện nhiều Pháp Tu khác cũng mượn Pháp nầy để thanh lọc bản thể trước khi Thiền. Tập đúng thì sẽ cảm thấy:
- Toàn thân chỗ nào cũng có thể xảy ra ngứa ngáy, hãy cố gắng trân người chịu đựng một thời gian sẽ quen vì đó là trược điển xuất ra, gãi sẽ làm chận đứng sự phóng trược, không nên gãi.
- Hình như có con gì bò bò trong người hay ngoài da, đó là Điển, nhân điện bắt đầu chạy, lúc đầu hơi khó chịu nhưng rồi quen dần.
- Có thể cảm giác như toàn thân nâng bổng lên khỏi nơi mình nằm cũng đừng sợ, đây là trạng thái điển trược của thể xác xuất ra, cứ niệm Phật hay Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, hoặc cũng có thể niệm Chúa và Đức Mẹ để trấn an và tiếp tục làm công việc của mình cho tới khi xong.
e)- Cách bảo vệ cho hành giả:
Những cảm giác, những trạng thái làm bực mình trong thời gian công phu pháp nầy thì hãy niệm: “Nam Mô cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bố Tát” nhiều lần, một lát sau thì trong tâm được an ổn trở lại ngay mặc dù trạng thái đau nhức, khó chịu kia chưa biến mất. Cứ tiếp tục niệm như vậy rồi trong tâm mình sẽ xảy ra ý tưởng mới để biết sửa chữa như thế nào cho những sự khó chịu kia dang ra xa. Tuy nhiên bất cứ một phương pháp tập luyện nào của nhà Phật cũng đều lấy tịnh thắng động, và kiên trì ý chí tu học với một hạnh nguyện đem lợi lộc cho tha nhơn dù kẻ âm hay người dương, nếu mình thành công trong tương-lai.
Tại đây, kính chúc an lành để tập luyện từ 3, 6 tháng tới một năm sau hay lâu hơn nữa mới tiến lên việc kỹ thuật ngồi Thiền. Thời gian dài ngắn nầy là tùy nơi hành giả thanh lọc thân xác xong sớm hay muộn đó thôi.
Đừng nên dục tốc bất đạt. Chỉ cần cái Tâm muốn cãi sửa thì dù có ra đi bất thình lình thì trò bảo đảm là hưởng được ân huệ “Sống gởi thác về thiên giới” rồi chứ không phải lạc vào 4 đường ác đâu mà sợ. Tuy nhiên nếu hấp tấp luyện tập do cái Tâm Tham vọng động, vọng tưởng sớm thành tiên thành Phật này nọ kèm theo thì Mô Phật! Bà con chung quanh quý vị dẫn dắt quý vị theo họ chứ trò hoàn toàn không trách nhiệm. Thời đại ngày nay là Ma cường Pháp nhược, người hiền hay gặp nạn là vậy. Là do cái Tâm mình móng lên, dấy lên thì có người tới lo ngay, giúp ngay. Nhớ rằng: Cầu thì lụy, Cầu thì kỳ, kỳ cục đó.
0 comments:
Post a Comment